Trong những ngày đầu tiên của Cơ Đốc giáo, thánh đồ là những người đầu tiên và trước nhất, tự nhận mình là nhân chứng sống, tận mắt chứng kiến Sự Phục Sinh. Chỉ sau vài ngày Chúa Giê-xu chịu đóng đinh, khi mà hai môn đồ được đề cử để thế chỗ cho Giu-đa- kẻ phản Chúa, điều kiện để họ được chọn là họ đã biết Chúa Giê-xu một cách cá nhân cả trước và sau sự chết của Ngài và có thể đưa được bằng cớ trực tiếp về sự Phục Sinh của Chúa Giê-xu cho mọi người (Công vụ 1:22).
Một vài ngày sau, Thánh đồ Phi-e-rơ đã giảng bài giảng về Cơ Đốc giáo đầu tiên. Ông cũng đã giảng điều tương tự “Đức Chúa Trời đã khiến Đức Chúa Giê-xu nầy sống lại, tất cả chúng tôi [Cơ Đốc nhân] đều làm nhân chứng về điều đó.” (Công vụ 2:32). Trong thư tín đầu tiên đến sách Cô-rinh-tô, Phao-lô cũng đã nói điều tương tự về chức vụ thánh đồ của mình: “Chẳng phải tôi cũng là thánh đồ sao? Chẳng phải tôi cùng đã nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu Christ sao?” (1:9).
Tiêu chuẩn này đã cho thấy một điều rằng, để giảng về Cơ Đốc giáo nghĩa là căn bản phải giảng về sự Phục Sinh. Sự Phục Sinh là chủ đề cốt lõi trong từng bài giảng Cơ Đốc đã được ký thuật trong Sách Công vụ. Sự Phục Sinh và những kết quả của sự Phục Sinh, là Phúc Âm, hay tin mừng mà Cơ Đốc nhân có: cái chúng ta gọi là Phúc Âm, những câu chuyện về sự sống và sự chết của Cứu Chúa, đã được tổng hợp lại về sau để đem ích lợi cho những ai đã tiếp nhận Phúc Âm. Những câu chuyện này chưa bao giờ là cốt lõi của Cơ Đốc giáo: những câu chuyện này được viết cho những ai đã cải đạo. Phép lạ của sự Phục Sinh, và thần học của phép lạ này, đến trước; rồi những việc đến sau như một lời củng cố cho phép lạ này. Sự thật đầu tiên trong lịch sử Cơ Đốc giáo là rất nhiều người nói rằng họ đã chứng kiến sự Phục Sinh. Nếu họ qua đời mà không khiến ai đó tin vào Phúc Âm này, thì Phúc Âm này chẳng có cớ gì để được viết ra.
-Từ Phép Lạ
Translator: Tú Anh, Ngọc Ánh.
Designer: Quỳnh